– Loại văn bản: Luật
– Số hiệu: 72/2020/QH14
– Ngày ban hành: 17/11/2020
– Ngày hiệu lực: 01/01/2022
– Tóm tắt nội dung:
Từ 2022, cộng đồng dân cư được bổ sung là chủ thể công tác bảo vệ môi trường.
Ngày 17/11/2020, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14.
Theo đó, Luật bổ sung cộng đồng dân cư vào phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng nhằm khẳng định vị trí, vai trò của nhóm đối tượng quan trọng này trong công tác bảo vệ môi trường. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm: Vận chuyển, chôn lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường;…
Bên cạnh đó, thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau: Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;…
Ngoài ra, tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư bao gồm: Quy mô, công suất, loại hình sản xuất; Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển, quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên; Yếu tố nhạy cảm về môi trường gồm khu dân cư tập trung, nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa thiên nhiên khác, đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên;…
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.
Luật này:
– Sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công 2019;
– Làm hết hiệu lực Luật Bảo vệ môi trường 2014;
– Làm hết hiệu lực một phần Luật Tài nguyên nước 2012, Luật Phí và Lệ phí 2015, Luật Thủy lợi 2017, Luật sửa đổi 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018, Luật Đầu tư công 2019, Luật Đầu tư 2020.
Xem chi tiết tại Luật 72/2020/QH14.